Chiếm Tàu Địch Vượt Côn Đảo - Tái Bản 2019 – Fabico - Hệ Thống Nhà Sách Online

Chiếm Tàu Địch Vượt Côn Đảo - Tái Bản 2019

Barcode: 9786045896099

35,000₫
Ưu Đãi Dành Riêng Cho Khách Hàng Đặt Online:
  • Tư Vấn Miễn Phí 24/7 (Kể Cả Dịp Lễ, Tết).
  • Ship COD Toàn Quốc
  • Giao Hàng Hỏa Tốc Bán Kính 5KM
  • Đổi Trả Sản Phẩm trong 7 Ngày
  • Hotline: 0854 490 099.
SẢN PHẨM CAO CẤP
Sản phẩm vừa xem

Chiếm Tàu Địch Vượt Côn Đảo - Tái Bản 2019

 
Mã hàng9786045896099
Nhà Cung CấpNXB Tổng Hợp TPHCM
Tác giảNguyễn Hồng Mai
NXBNXB Tổng Hợp TPHCM
Năm XB2019
Trọng lượng (gr)150
Kích Thước Bao Bì14.5 x 20.5 cm
Số trang112
Hình thứcBìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhấtTop 100 sản phẩm Lịch Sử bán chạy của tháng
 

“Nhà tù Côn Đảo” – một cái tên gắn liền với hình ảnh của nhà tù, của bọn cai ngục, giám thị, của những roi vọt và những hình phạt khổ sai của thời trung cổ mà kíp tù nhân ở đây phải chịu đựng. Trong lời giới thiệu sách “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo (1862 - 1975)”, Giáo sư Trần Văn Giàu từng ví những trại tập trung giết người nổi tiếng của Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai so với “Địa ngục trần gian Côn Đảo” chỉ như “ao cạn so với vực thẳm”. Ở cái “Địa ngục trần gian Côn Đảo”, người tù bị hành xác đến độ mà cái chết còn đem lại sự an ủi hơn là sống trong địa ngục. Sở Lưới là một cơ sở khổ sai như vậy. Tù nhân ở Sở Lưới hàng ngày phải đi đánh cá về cung cấp cho bọn gác ngục, thường làm việc trong hai kíp khổ sai: kíp Lưới Năm và kíp Lưới Rùng. Mỗi khi có tàu ra đảo, tù nhân kíp Lưới Rùng được điều đi dọn tàu.

 Mỗi kíp đảm nhận một công việc đặc thù đúng như cái tên của  kíp mình; nhưng công việc của kíp nào cũng vất vả và không kém phần hiểm nguy và tính mạng của người tù ở đây hầu như không được xem trọng.

Lao động khổ sai là thế nhưng bữa cơm của người tù chỉ có cơm hẩm, khô mục, tương thối, quần áo thì mỗi năm chỉ có một bộ vải thô, mặc chưa được bao lâu đã phải vá chằng vá đụp, người tù nào cũng vàng võ xanh xao…

Không người tù Côn Đảo nào lại không nghĩ đến chuyện vượt ngục, dù biết là hàng trăm lần thất bại, may ra chỉ có một vài chuyến thành công. Nhưng họ thà chết giữa biển khơi, thậm chí làm mồi cho cá mập còn hơn là cam chịu sống trong “địa ngục trần gian” mà bọn cai ngục còn ác độc hơn cả quỷ dữ. Tù nhân ở các kíp khổ sai thường trốn lên núi, đóng bè vượt đảo. Riêng tù nhân Sở Lưới lại có kiểu vượt ngục riêng: cướp tàu vượt đảo.

Ở Sở Lưới lúc ấy đã có hai cuộc vượt ngục thành công; một của kíp Lưới Năm (1964), một của kíp Lưới Rùng (1965). Riêng cuộc vượt ngục của kíp Lưới Rùng tuy chỉ diễn ra trong vòng một ngày nhưng đó là sự chuẩn bị của cả một quá trình để có thể đảm bảo đầy đủ các yếu tố: bất ngờ, chính xác và chớp đúng thời cơ. Dưới ngòi bút dày dạn kinh nghiệm của tác giả - một người chuyên viết về nhà tù Côn Đảo - cuộc chiếm tàu vượt ngục đầy cam go, mạo hiểm với tinh thần chiến đấu cao của 57 tù nhân kíp Lưới Rùng ngày 27-2-1965 được tái hiện sinh động trong cuốn sách “Chiếm tàu địch, vượt Côn Đảo”.

Chúng ta đang có trong tay nguồn tài liệu vô cùng quý giá về cuộc chiếm tàu, vượt đảo của 57 tù chính trị của kíp Lưới Rùng mà trong đó, từng trang từng trang sách đã thấm đẫm tinh thần chiến đấu với quyết tâm chiến thắng cao độ của các chiến sĩ tù chính trị - những người biết tự tạo ra cho mình thời cơ và luôn đảm bảo được yếu tố bất ngờ; cuối cùng cũng giành được thắng lợi trọn vẹn, đảo lộn được tình thế và làm cho bọn chủ ngục một phen khiếp vía, kinh hoàng; khiến chúng phải thốt lên rằng: “mấy ông Việt Cộng ở tù lúc thường lờ đờ như gà toi, lúc xung trận thì dữ như cọp mà đối xử với kẻ bại trận thì thiệt là nhân đạo”.

Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, cũng là ngày giải phóng hoàn toàn “địa ngục trần gian Côn Đảo”, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Chiếm tàu địch, vượt Côn Đảo” với mong muốn phổ biến rộng rãi nguồn tài liệu quý giá này cùng bạn đọc.

Rút Gọn

Bình luận
/*